Trang chủ / Tin tức / Khám Phá 4 Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sản Phẩm Mạ PVD

Khám Phá 4 Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sản Phẩm Mạ PVD

Mạ PVD - Ảnh 2

Công nghệ mạ PVD được coi là tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực xi mạ, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình sản xuất. Mạ PVD không chỉ giúp nâng cao chất lượng của lớp mạ mà còn tạo ra sản phẩm với ngoại hình sáng bóng và độ bền cao. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm mạ công nghệ PVD luôn đạt chất lượng tốt nhất, cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng. Vậy điều gì tác động đến chất lượng của sản phẩm? Cùng Nam Việt CNC tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên liệu cho quá trình xi mạ công nghệ PVD

Công nghệ này có thể áp dụng trên nhiều loại vật liệu, từ kim loại đến nhựa, thủy tinh, gốm, …. Riêng việc áp dụng xi mạ PVD trên kim loại, inox thường được ưa chuộng hàng đầu. Xi mạ inox, một loại vật liệu có khả năng chống gỉ sét và ăn mòn vượt trội, mang lại hiệu suất tối ưu, giúp tạo ra các sản phẩm mạ với độ bền cao và tính thẩm mỹ đạt chuẩn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng inox cũng có nhiều loại khác nhau. Thực tế, lớp mạ PVD chỉ góp phần cải thiện độ bền và khả năng chống gỉ sét của vật liệu. Yếu tố quyết định chính vẫn là loại mác thép không gỉ cụ thể được sử dụng. Trong số những loại inox, inox 304 mặc dù có giá cao hơn so với sus 201 hay sus 430 nhưng vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu với khả năng chống gỉ sét xuất sắc và khả năng gia công tạo hình tốt.

Mạ PVD - Ảnh 1
Mạ công nghệ PVD – Ảnh 1

Chuẩn bị sản phẩm trước quá trình mạ PVD

Nếu vật liệu sử dụng có thể ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm, thì quá trình gia công trước khi tiến hành xi mạ sẽ có tác động đến vẻ đẹp của lớp mạ sau khi hoàn thiện. Vì lớp phủ PVD chỉ có độ dày dao động từ 0,5 đến 10 micron, nên không thể che phủ hoàn toàn các khuyết điểm trên bề mặt vật liệu. Điều này cần gia công và xử lý bề mặt một cách tỉ mỉ trước khi đưa vào quá trình xi mạ.

Việc xử lý bề mặt của inox trước khi mạ sẽ cải thiện độ bám dính, tạo ra lớp mạ đồng đều, mịn màng và khó bong tróc.

Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của khách hàng, các đơn vị thực hiện các quá trình như đánh bóng, tạo vết xước hoặc làm mờ bề mặt trước khi thực hiện xi mạ để đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu nhất.

Mạ PVD - Ảnh 2
Gương khung mạ công nghệ PVD hai mặt

Kích thước lò mạ trong quá trình xi mạ

Chất lượng của sản phẩm mạ PVD cũng phụ thuộc vào kích thước của lò mạ. Đòi hỏi lò mạ phải có kích thước phù hợp với từng loại sản phẩm để đảm bảo lớp mạ đạt chất lượng và tính thẩm mỹ tốt nhất.

Đặc biệt, đối với những sản phẩm có kích thước lớn, cần phải xi mạ trong lò có kích thước tương xứng. Tránh mạ từng bộ phận trong lò mạ nhỏ vì màu sắc có thể không đồng đều giữa các lần xi mạ. Khi lắp ráp lại, sẽ không đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Hiện nay, Nam Việt CNC là đơn vị sở hữu lò mạ với kích thước cao 4m và đường kính 2m, cũng là xưởng mạ quy mô lớn nhất tại Hà Nội.

Mạ PVD - Ảnh 4
Mạ công nghệ PVD – Ảnh 4

Quá trình thực hiện xi mạ PVD

Đây là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của lớp mạ công nghệ PVD, bao gồm độ bám dính, khả năng kháng mòn, độ cứng và tính đồng đều của màu sắc. Tất cả những yếu tố này dựa vào công nghệ sử dụng, trang thiết bị máy móc và kiến thức của các kỹ sư vận hành quy trình.

Hiện nay, quá trình xi mạ PVD thường được tự động hóa bằng máy móc, giảm bớt sự can thiệp của con người trong quy trình sản xuất. Tuy nhiên, thợ mạ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quy trình và theo dõi các thông số. Do đó, đội ngũ thợ mạ cần phải hiểu rõ về cách hoạt động của lò mạ và có khả năng điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp, để tạo ra lớp mạ với màu sắc và chất lượng mong muốn.

Nếu quý khách đang có nhu cầu xi mạ các sản phẩm theo công nghệ PVD, vui lòng liên hệ hotline của Nam Việt CNC để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *