Mạ PVD là công nghệ được tích hợp vào nhiều lĩnh vực và sản phẩm khác nhau, bao gồm nội thất, ô tô, và linh kiện điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về định nghĩa và ưu điểm của mạ PVD cũng như ứng dụng của nó. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn chi tiết và toàn diện hơn về công nghệ mạ PVD nhé.
Nội dung bài viết
Mạ PVD là gì?
Mạ PVD là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Phương pháp này phủ màu dựa vào trạng thái của các kim loại màu ở trong môi trường có nhiệt độ cao trong chân không và thổi khí hiến.
Đây là công nghệ được lắng đọng lớp phủ plasma, các vật liệu được hóa hơi trong điều kiện chân không để tạo ra lớp phủ mỏng và có màu sắc tùy chỉnh trên bề mặt của sản phẩm.
Ưu điểm của công nghệ mạ PVD
- Khác với các phương pháp xi mạ truyền thống, mạ PVD không chứa các hóa chất độc hại có thể gây hại cho sức khỏe và môi trường. Điều này làm cho mạ PVD trở thành một giải pháp thay thế hiệu quả để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực.
- Công nghệ xi mạ inox PVD không chỉ tạo ra lớp mạ đồng nhất và màu sắc đều mà còn giữ được tính ổn định trong môi trường chân không, không bị ảnh hưởng bởi không khí hay tạp chất. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ có chất lượng mạ bền màu và ổn định.
- Công nghệ Inox PVD không chỉ mang lại màu sắc sống động mà còn nâng cao khả năng chống ăn mòn của inox. Điều này giúp cải thiện độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm, tạo ra những sản phẩm inox bền bỉ, đẹp mắt và chống ma sát cao. Đồng thời, đối mặt với thách thức của việc tạo ra lớp xi mạ inox sáng bóng và bền màu.
Các giai đoạn mạ inox PVD
Dưới đây là các giai đoạn mạ inox PVD:
Giai đoạn 1: Bốc hơi kim loại
Đầu tiên, vật liệu mạ kim loại như Ti, Cr được đặt trong một hệ thống chân không. Vật liệu mạ được sưởi nóng để tạo ra hơi kim loại. Quá trình này đảm bảo rằng vật liệu mạ chuyển từ thể rắn sang thể hơi, sẵn sàng cho bước tiếp theo.
Giai đoạn 2: Vận chuyển
Quá trình các ion Ti+, Zr+ và Cr+… cùng Ti++, Cr++.. dưới sự tác động của điện trường mà di chuyển tới sản phẩm cần mạ.
Giai đoạn 3: Phản ứng
Quá trình các ion kim loại điện cực vận chuyển kết hợp với các ion của khí, hôn hợp khí tạo ra màu sắc lớp phủ. Tương ứng với các phản ứng để tạo ra các hợp chất khác nhau cho màu sắc khác nhau trong khi mạ inox PVD.
Giai đoạn 4: Lắng đọng
Sau quá trình phản ứng, lớp mạ kim loại đã phản ứng với bề mặt inox sẽ lắng đọng và bám chặt lên bề mặt. Quá trình này đảm bảo rằng lớp mạ kim loại sẽ liên kết mạnh với inox, tạo thành một bề mặt bền vững và chống trầy xước.
Nam Việt CNC – Đối tác mạ inox PVD uy tín, giá tốt
Nam Việt CNC là đơn vị sở hữu lò mạ PVD công suất lớn nhất trong khu vực miền Bắc, chuyên cung cấp dịch vụ mạ pvd inox với độ tin cậy và chất lượng cao, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Cam kết về độ bền màu mạ cao, Nam Việt CNC mang đến cho sản phẩm sự sang trọng và đẳng cấp.
Lò mạ inox của Nam Việt CNC có kích thước lớn, mạ được sản phẩm có kích thước lớn và số lượng nhiều trong mỗi lô sản xuất. Thời gian mỗi mẻ mạ diễn ra từ 30 đến 45 phút, đảm bảo hiệu suất sản xuất hiệu quả.
Nam Việt CNC đầu tư vào hệ thống trang thiết bị máy móc gia công và công nghệ mạ PVD tiên tiến, cùng với đội ngũ thợ gia công mạ PVD chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghiệp gia công cơ khí.
Sản phẩm mạ pvd của Nam Việt CNC không chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng mà còn được kiểm chứng thực tế, khẳng định chất lượng và uy tín.
Quy trình mạ PVD inox tại Nam Việt
Với sản phẩm trước khi được đưa vào lò mạ cần được kiểm soát chặt chẽ theo các quy trình như sau:
Bước 1: Yêu cầu về sản phẩm: Kiểm tra lại phôi sản phẩm, inox đạt tiêu chuẩn, các mối hàng, điểm cắt, vết trầy xước, vết đen, trên bề mặt của sản phẩm…
Bước 2: Vệ sinh cho sản phẩm: Lau chùi sản phẩm, đánh bóng, làm sạch đúng nguyên tắc trước khi đưa chúng vào lò mạ.
Bước 3: Đem sản phẩm đi sấy khô: Các sản phẩm đưa vào lò sấy khô để đảm bảo sản phẩm đều màu.
Bước 4: Kỹ thuật: Kiểm tra về hệ thống điều khiển, khí, áp suất, dòng điện, nhiệt độ và điều chỉnh môi trường chân không cho phù hợp để đem đến màu sắc như ý muốn.
Bước 5: Công nghệ: Ứng dụng mạ PVD vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Bước 6: Đóng gói: Mọi sản phẩm sau khi mạ xong sẽ được để nguội, đóng gói cẩn thận, tránh trầy xước và va chạm.
Bước 7: Vận chuyển và giao hàng đến cho khách hàng: Sau khi hoàn thiện sản phẩm, làm việc với đối tác giao hàng để vận chuyển sản phẩm đến địa chỉ của khách hàng.
>>> Xem thêm: Dịch vụ soi rãnh inox theo yêu cầu, báo giá rẻ nhất tại Nam Việt CNC.
Bảng báo giá mạ PVD mới nhất tháng 12/2023
Để mang lại cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn, chúng tôi của Nam Việt CNC sẽ cung cấp cho bạn dự kiến một bảng mạ PVD như sau:
Mạ PVD làm từ chất liệu inox 201
Tham khảo bảng báo giá mạ pvd inox 201 mới nhất tháng 12/2023
STT | Bề mặt | Độ dày | Trọng lượng | Đơn giá |
1 | Bề mặt gương, màu vàng | 0.5 mm | 11.78 Kg | 1.200.000 VNĐ/tấm |
2 | 0.8 mm | 18.85 Kg | 1.550.000 VNĐ/tấm | |
3 | 1 mm | 23.66 Kg | 1.750.000 VNĐ/tấm | |
4 | Bề mặt xước, màu vàng | 0.5 mm | 11.78 Kg | 1.250.000 VNĐ/tấm |
5 | 0.6 mm | 12.97 Kg | 1.290.000 VNĐ/tấm | |
6 | 0.7 mm | 15.13 Kg | 1.390.000 VNĐ/tấm | |
7 | 0.8 mm | 18.85 Kg | 1.650.000 VNĐ/tấm | |
8 | 1 mm | 23.66 Kg | 1.950.000 VNĐ/tấm |
Mạ PVD làm từ chất liệu inox 304
Bảng báo giá mạ PVD inox 304 cập nhật mới nhất hiện nay:
STT | Bề mặt | Độ dày | Trọng lượng | Đơn giá |
1 | Bề mặt gương, màu vàng | 0.5 mm | 11.78 Kg | 1.850.000 VNĐ/tấm |
2 | 0.8 mm | 18.85 Kg | 2.350.000 VNĐ/tấm | |
3 | 1 mm | 23.66 Kg | 2.650.000 VNĐ/tấm | |
4 | Bề mặt xước, màu vàng | 0.5 mm | 17.78 Kg | 1.940.000 VNĐ/tấm |
5 | 0.8 mm | 18.85 Kg | 2.450.000 VNĐ/tấm | |
6 | 1 mm | 23.66 Kg | 2.550.000 VNĐ/tấm |
Lưu ý: Báo giá inox mạ PVD trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, giá cụ thể có thể biến đổi tùy theo sự biến động của các yếu tố. Để nhận được sự tư vấn và báo giá chính xác nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0975.888.006 tại Nam Việt CNC.
Một số câu hỏi thường gặp về mạ PVD inox
Dưới đây là một số câu hỏi về công nghệ Inox mạ PVD rất hay được quan tâm.
Công nghệ mạ inox pvd và sơn tĩnh điện công nghệ nào nhanh hơn?
Khi so sánh giữa công nghệ PVD và công nghệ sơn tĩnh điện hoặc mã điện thông thường.
Xét về quá trình khắt khe từ bước chọn vật liệu nền, xử lý bề mặt đến khi hoàn thiện mã PVD thì tiến độ của mạ PVD sẽ chậm hơn 2 công nghệ sơn tĩnh điện và mã điện thông. Nhưng công nghệ mạ PVD lại cho độ thẩm mỹ tuyệt vời hơn so với hai công nghệ còn lại.
>>> Tham khảo thêm: Gia công đột dập kim loại theo yêu cầu, giá rẻ tại Hà Nội.
Ứng dụng phổ biến của mạ pvd inox là gì?
Hiện nay, công nghệ inox mạ PVD tại Nam Việt CNC tạo được độ bóng đẹp cao, không bị rỉ sét, tăng độ cứng cho các sản phẩm kim loại. Phương pháp mạ này rất an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại.
dịch vụ được ứng dụng cho các lĩnh vực như:
- Cơ khí chế tạo: Mạ PVD các chi tiết máy, công cụ lao động giúp máy móc có độ bền cao hơn, thẩm mỹ cao.
- Nội thất: Mạ các đồ nội thất như bàn ghế, kệ, vách, tủ, ngăn cnc, biển quảng cáo…
- Cơ khí xây dựng: mạ các thành phần kim loại trong xây nhà như cánh cửa, lan can, phụ kiện cửa, khung kim loại trong quá trình hoàn thiện công trình xây dựng.
Inox mạ PVD có độ bền như thế nào?
Inox mạ PVD có độ bền vượt trội, kháng ăn mòn và mài mòn. Qua quá trình phủ mạ PVD lớp phủ cực mỏng được tạo ra, giúp tăng độ cứng và kháng hóa chất. Inox mạ vàng PVD còn có khả năng chống bám bẩn, chống trầy xước và đảm bảo màu sắc lâu bền. Với độ bền cao, Inox mạ PVD thường được sử dụng trong nội thất, thiết bị gia dụng…
Trên đây là những thông tin về công nghệ mạ PVD hiện đại mà Nam Việt muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng toàn bộ thông tin trên sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ tới Công ty Nam Việt CNC qua Hotline: 0975 888 006.